Sản phẩm đã thêm vào giỏ hàng
Số lượng:
Sắp xếp :
Sáng tác của Chekhov, tuy đã được dịch và giới thiệu nhiều ở Việt Nam, song còn xa mới được coi là đủ. Tuy thời gian sáng tác không dài, song ông đã kịp để lại một di sản khổng lồ mà ngành Nga học ở Việt Nam sẽ phải dành rất nhiều thời gian và công sức may chăng mới có thể dịch và giới thiệu tới nơi tới chốn được. Trong tập sách này chúng tôi chọn dịch 34 truyện ngắn của ông (trong số đó phần lớn chưa được dịch sang tiếng Việt, một số ít truyện đã được dịch qua các bản dịch tiếng Pháp và tiếng Anh) và hai truyện vừa: Hoa nở muộn; Cuộc đấu súng.
Tuyết Xuân là tác phẩm mở đầu cho bộ bốn tiểu thuyết Bể phong nhiêu của Yukio Mishima, một trong những tác gia kinh điển của Nhật Bản thế kỷ 20. Lấy bối cảnh Nhật Bản thời kỳ Taishō, cuốn tiểu thuyết khắc họa bi kịch tình cảm giữa Kiyoaki Matsugae, con trai của một gia đình giàu mới nổi, và Satoko Ayakura, tiểu thư thuộc tầng lớp quý tộc đang dần suy tàn. Mishima đã dệt nên bức tranh lộng lẫy nhưng u buồn về một xã hội Nhật Bản đang giao thoa giữa truyền thống và hiện đại. Với Tuyết Xuân, Mishima không chỉ vẽ nên chân dung thời đại giao thời Nhật Bản, mà còn đưa người đọc vào một mê cung của những đam mê, ám ảnh và bi kịch mang dấu ấn văn hóa của xứ sở hoa anh đào.
Trong dòng chảy nghiên cứu và phê bình văn học hiện đại, lý thuyết đương đại đã trở thành một công cụ không thể thiếu, giúp mở rộng cách tiếp cận và phân tích tác phẩm một cách sâu sắc, đa chiều. Trải nghiệm lý thuyết đương đại là một tuyển tập học thuật tập hợp 12 bài viết chuyên sâu, được thực hiện với sự nghiêm cẩn về mặt nghiên cứu và tư duy lý luận, trong số đó, có 6 bài đã từng được công bố trên các tạp chí và sách quốc tế uy tín.
Hiểu Việt Nam trân trọng giới thiệu tới quý độc giả Chuyên đề Hiểu Việt Nam số 2 - tháng 2/2025. Đây là một công trình nghiên cứu, biên soạn, dịch thuật... các vấn đề liên quan đến lịch sử - văn hóa... giúp người đọc có thêm kiến thức về Việt Nam học cùng cái nhìn đa chiều. Chúng tôi tôn trọng, nhưng không nhất thiết có cùng quan điểm, cách lý giải cũng như thái độ và ngôn từ của các tác giả có mặt trong Chuyên đề này.
Xuân Thu sử là bộ sách của nhà sử học Đồng Thư Nghiệp bao quát suốt thời Xuân Thu, trên cả phương diện lịch sử, xã hội, văn hóa, kinh tế, phong tục, tư tưởng, học thuật... Qua đó, chúng ta có cái nhìn khái lược về lịch sử thời Xuân Thu cũng như hiểu được nguồn gốc lễ giáo của Trung Quốc cũng như các nước đồng văn ngày nay, bởi phần lớn đều dựa theo lễ của nhà Chu.
Kịch của Chekhov là những vở bi hài kịch đan xen chặt chẽ với nhau. Mặc dù các vở chính kịch của ông thấm đẫm bầu không khí lo lắng và bi quan, ông vẫn khăng khăng gọi Chim Hải Âu và Vườn Anh Đào là hài kịch. Ông gọi vở Cậu Vanya là “cảnh đời tỉnh lẻ”, tuy nhiên trong các vở kịch của mình, Chekhov đã từ bỏ các cấu trúc kịch tính truyền thống, để đi sâu vào "kịch tính của sự không kịch tính". Những nhân vật trong kịch của Chekhov thường bị trói buộc trong vòng xoáy của nỗi buồn và sự cam chịu, không thể thoát khỏi cuộc sống đơn điệu tầm thường và luôn đối diện với ước vọng không thành...
An Nam chí lược là bộ sách không thể thiếu khi nghiên cứu lịch sử thời Trần. Bộ sử do Lê Trắc biên soạn vào thế kỷ 14, có thể gọi là ghi chép trực tiếp của người đương sống trong thời đại nhà Trần. Tác giả không chỉ ghi chép về sử biên niên mà còn bao quát cả các lĩnh vực địa lý, chế độ, nhân vật, phong tục, y phục, dân sinh, nghệ thuật, thơ ca... trở thành tư liệu khả tín nhất để các học giả và độc giả nghiên cứu và tham khảo. Có thể nói An Nam chí lược là một tác phẩm đầy đủ giá trị cả về mặt sử học, sử liệu và văn chương.
“Dấu chân Bộ đội Cụ Hồ” là một hành trình dài, nơi những người lính bình dị đã đi, đã đến và để lại những dấu chân.
Đường Vinh Quang là một câu chuyện thực tế u ám về sự khốn khổ về thể xác của chiến tranh chiến hào - bùn đất, không thể di chuyển, mùi hôi thối của chiến trường - tất cả đều được tiết lộ với con mắt tinh tường mà ít tiểu thuyết về chiến tranh nào có thể sánh bằng.
Bảy Kẻ Khùng Điên của Roberto Arlt là tác phẩm kinh điển của văn học Argentina, với cái nhìn táo bạo về con người và xã hội đầu thế kỷ 20. Nhân vật chính, Remo Erdosain, là một người đàn ông bị mắc kẹt giữa đau khổ tinh thần và sự điên loạn, cố gắng tìm kiếm ý nghĩa cho cuộc đời mình thông qua những kế hoạch điên rồ. Với ngôn ngữ thẳng thắn và đôi khi tàn nhẫn, Arlt khám phá những góc khuất của tâm lý con người, đưa người đọc vào một hành trình đen tối, xuyên qua thế giới của những kẻ bị xã hội ruồng bỏ. Cuốn sách không chỉ là một câu chuyện về sự điên loạn và tuyệt vọng, mà còn là một lời tiên tri u ám về những biến động xã hội và chính trị mà Argentina sẽ trải qua trong thế kỷ 20.
Mỹ học bao trùm suy tư về các hiện tượng tạo nên ý nghĩa được coi như các hiện tượng nghệ thuật. Do đó, Mỹ học phim là nghiên cứu về điện ảnh với tư cách nghiên cứu nghệ thuật, nghiên cứu các bộ phim với tư cách nghiên cứu các thông điệp nghệ thuật. Nó ngầm định một quan niệm về “cái đẹp”, tức là về sở thích [gout] và về sự thích thú của khán giả như là của nhà lý thuyết. Nó thuộc vào mỹ học chung - bộ môn mang tính triết học có liên quan tới tổng thể nghệ thuật.
Tập truyện ngắn mới nhất - Trên Đỉnh Giời - đã chứng minh một điều: Y Ban có thể viết gần như mọi thứ, từ giàu đến hèn, từ hài đến bi, từ tục đến thanh, từ những chuyện phức tạp nhất của giới lừa đảo đến những chuyện bình dị gói gọn một khoảnh khắc ngày thường. Các câu chuyện của Y Ban tràn ngập những tiếng cười với các tình huống trớ trêu của phận người, nhưng ở giữa những tiếng cười đấy cũng là những khoảng lặng gai góc. Y Ban rất lão luyện trong việc đưa nhân vật của mình vào những tình thế lưỡng nan, đối mặt với song đề đạo đức, đẩy các nhân vật ra khỏi lối đi thông thường.
Số lượng: